5 mục tiêu tài chính giúp phát triển sự nghiệp trước tuổi 30

0
1207

Đi làm 5 -7 năm nhưng không thăng tiến trong công ty, cũng không phát triển sự nghiệp riêng, lương chỉ đủ sinh hoạt? Làm ngay 5 điều này trước tuổi 30 để cải thiện!

Bước sang những năm 30 tuổi của cuộc đời đồng nghĩa bạn đã đi được nửa quãng đường trong sự nghiệp. Bạn sẽ thấy bản thân khôn ngoan và trưởng thành hơn từ thói quen học cách tiết kiệm tiền dại dột của lứa tuổi 20. Những mục tiêu tài chính dưới đây sẽ giúp sự nghiệp của bạn thăng tiến trước tuổi 30.

1. Tập trung thanh toán hết các khoản nợ

Nhiều chuyên gia tài chính nói rằng, tổng nợ của bạn – ngoại trừ nợ thế chấp – không được vượt quá 20% tổng lương thực lĩnh. Tuy nhiên, số nợ của bạn có thể sẽ cao hơn nhiều do một số yếu tố ngân sách khác. Theo tờ Kiplinger, quá phụ thuộc vào thu nhập ngoài giờ là dấu hiệu cho thấy bạn đang nợ quá nhiều. Dù 20% có thể là mức chung, hãy cố giảm con số ấy xuống thấp nhất có thể.

Ảnh minh họa – Liệu bạn có muốn tận hưởng cảm giác tuyệt vời khi thanh toán hết các khoản nợ?

Hãy cố gắng trả hết các khoản nợ như vay vốn sinh viên, nợ thẻ tín dụng hay bất kỳ khoản nợ nào khác. Những món nợ thường đi kèm lãi suất, thậm chí một số khoản nợ có lãi suất rất cao. Trả hết được những khoản nợ này sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính và tiết kiệm dễ dàng hơn nhiều. Chắc chắn bạn cũng sẽ cảm thấy thật tuyệt vời khi rũ bỏ được chúng.

2. Dừng việc tiêu xài “thiếu kiểm soát”

Tiêu xài “thiếu kiểm soát” không chỉ làm giảm số tiền tiết kiệm của bạn mà nó còn là sự lãng phí tiền bạc. Trước khi mua một thứ gì đó, hãy tự hỏi bản thân mình những câu hỏi sau: “Mình có thật sự cần chúng?”, “Tại sao?”, “Mình sẽ trả nó bằng tiền trong ngân sách chi tiêu hay tiền tiết kiệm?”

Một nguyên tắc nhỏ là nếu bạn phải mua bằng tiền tiết kiệm, hãy bỏ món đồ đó xuống. Còn trong trường hợp bạn sử dụng tiền trong ngân sách đã đặt ra, hãy quay lại vào ngày hôm sau và mua nó nếu bạn vẫn muốn điều đó.

Ảnh minh họa – Dừng việc tiêu tiền “thiếu kiểm soát”

Hầu hết mọi người có một vài món đồ xa xỉ hoặc những đồ được mua thường xuyên. Hãy thử theo dõi chi tiêu của bạn trong một tháng và kiểm tra xem bạn có đang lãng phí tiền bạc cho một khoản nào đó không.

Ví dụ, nhiều người uống cà phê và ăn trưa ngoài hàng mỗi ngày, nhưng nếu bạn tự chuẩn bị đồ ăn cho mình có thể sẽ tạo ra sự khác biệt lớn về tài chính. Hãy thử dừng mua một thứ đồ xa xỉ nào đó để tiết kiệm tiền và giữ những khoản chi tiêu khác như phần thưởng cho chính bản thân mình.  Học cách tiết kiệm tiền, sống đủ với mức tài chính của bạn, nếu không bạn sẽ phải dành phần đời còn lại để trả nợ.

3. Có quỹ dự phòng trong trường hợp khẩn cấp

Bạn sẽ nhận thấy rằng càng nhiều tuổi, bạn sẽ càng phải chi nhiều tiền để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Bởi vậy, tốt nhất là bạn nên lập quỹ dự phòng với khoảng bằng 6 tháng chi phí sinh hoạt của bạn. Nghe thì có vẻ nó là một khoản tiền lớn, nhưng bằng cách tiết kiệm hàng tháng bạn sẽ có đủ tiền để trang trải chi phí sinh hoạt cho nửa năm. Không có gì là chắc chắn trong tương lai nhưng cuộc sống sẽ bớt căng thẳng hơn nếu bạn có sẵn phương án dự phòng cho trường hợp tệ nhất.

4. Đầu tư một cách thông minh

Đầu tư là một cách hữu ích để giúp bạn có thêm được nhiều tiền nhưng hãy cẩn trọng khi đưa ra quyết định. Hãy tìm sự hướng dẫn từ các chuyên gia và nhờ họ hỗ trợ cũng như đưa ra những lời khuyên cho bạn.

Đầu tư vào bản thân là một khoản đầu tư thông minh. Trong cuốn sách “The 21 Success Secrets of Self-Made Millionaires” (21 bí mật thành công của các tỷ phú tự lập”), tác giả Brian Tracy viết: “Một nguyên tắc giúp bạn thành công – và có thể làm giàu là: Đầu tư 3% trên tổng thu nhập vào bản thân”. Theo tác giả, nếu liên tục đầu tư để thăng tiến trong sự nghiệp, nâng cao kỹ năng, kiến thức,… bạn sẽ thực sự đảm bảo được thành công

Ảnh minh họa – Đầu tư cho bản thân không bao giờ sợ lỗ

Bạn cũng nên tập thói quen ghi chép vì chúng có thể giúp bạn đưa ra các quyết định về tài chính sáng suốt hơn trong tương lai.

5.Thiết lập ngân sách hàng tháng phù hợp

Tiết kiệm và trả nợ sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn có kế hoạch ngân sách cụ thể. Khi bạn có một buổi tối rảnh rỗi, hãy ngồi xuống và viết ra tất cả những khoản thu nhập cũng như cho phí của mình. Phân chia tiền hợp lý cho các khoản thuê nhà, hoá đơn, thức ăn, giải trí, trả nợ và tiết kiệm. Khi bạn nắm rõ và thực hiện theo kế hoạch chi tiêu, bạn sẽ nhận thấy mình đang tiết kiệm được tiền mà không phải suy nghĩ quá nhiều về nó.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây