5 dấu hiệu cho thấy cần quản lý tài chính ngay lập tức!

0
1130

Bạn đã biết cách “chăm sóc” ví tiền của mình sau khi nhận lương? Thu nhập cao nhưng không thể tiết kiệm nổi một xu? Cùng điểm danh 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang chi tiêu quá mức và cần xây dựng kế hoạch quản lý tài chính ngay.

5 dấu hiệu cho thấy cần quản lý tài chính ngay lập tức!

→ Xem thêm: 7 mẹo quản lý tài chính giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc

1. Luôn nợ thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng không còn xa lạ với nhiều người, được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi. Không thể phủ nhận những lợi ích mà chúng đem lại. Nhưng nó cũng là “con dao hai lưỡi” gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính, nếu người dùng không biết cách sử dụng.

Bản chất của thẻ tín dụng là mượn tiền ngân hàng để thanh toán những nhu cầu cá nhân, sau đó đến hạn trả lại cho ngân hàng kèm theo tiền lãi. Thời hạn thanh toán vào cuối kỳ sao kê. Ngân hàng sẽ gửi bản sao kê toàn bộ các giao dịch được thanh toán bằng thẻ tín dụng.

Chu kỳ thanh toán khoản nợ thường là 30 ngày. Trong trường hợp không thể thanh toán hết số nợ, ngân hàng sẽ gia hạn thêm thời gian, khoảng 15 ngày để bạn thanh toán hết số nợ hoặc một phần tối thiểu theo quy định đã được ký kết trước đó. Nếu không thể thanh toán hết số nợ, đơn vị phát hành thẻ sẽ bắt đầu tính lãi suất với khoản nợ còn lại.

5 dấu hiệu cho thấy cần quản lý tài chính ngay lập tức!
Ảnh minh họa – Thẻ tín dụng hiện nay được sử dụng phổ biến và rộng rãi

Hiện tại bạn có trong tình trạng này? Đang chi tiêu một cách không kiểm soát? Và không thể thanh toán nợ đúng hạn?

Giải pháp giúp bạn thoát khỏi cảnh “nợ nần” đó là tạo thói quen sử dụng tiền mặt. Đăng ký hạn mức tín dụng là 50% tổng thu nhập. Và sẵn sàng dành đúng 50% tổng thu nhập để chi trả vào cuối kỳ trả nợ ngân hàng.

Với 50% thu nhập còn lại, hãy sử dụng tiền mặt để thanh toán. Điều này sẽ giúp bạn biết trong ví còn bao nhiêu tiền và bạn cần cân nhắc trước khi quyết định chi tiêu mua sắm. Các khoản nên chi tiêu bằng tiền mặt đó là các khoản không cần thiết: mua sắm, cafe, du lịch,…

Như vậy, sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý chi tiêu và không trở thành “con nợ” của ngân hàng khi sử dụng thẻ tín dụng.  

5 dấu hiệu cho thấy cần quản lý tài chính ngay lập tức!
Ảnh minh họa – Phân bổ chi tiêu để không trở thành “con nợ” ngân hàng

→ Xem thêm: 5 bước quản lý tài chính để bắt đầu cuộc sống tự lập

2. Không còn 1 xu dính túi vào cuối tháng

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết và hầu hết với những ai chưa biết cách quản lý chi tiêu cá nhân sẽ gặp phải tình trạng này.

Đầu tháng nhận lương, chi tiêu một cách tự do không có kế hoạch. Đến cuối tháng không còn một xu hay không thể chi trả cho những khoản cần thiết. Dẫn đến tình trạng, cuối tháng cháy túi, không còn 1 xu. Và mọi thứ dần trở lên khó khăn và bế tắc.

Vì vậy, nếu bạn đang ở trong trường hợp trên, cần quản lý ví tiền của mình ngay lập tức!

Một giải pháp giúp bạn thoát khỏi tình trạng này đó là cân đối chi tiêu ngay từ khi nhận lương. Gạch đầu dòng tất cả những khoản chi trong 1 tháng và lập ngân sách cho chúng.

5 dấu hiệu cho thấy cần quản lý tài chính ngay lập tức!
Ảnh minh họa- Ghi chép và lập ngân sách chi tiêu

Chẳng hạn, thu nhập hàng tháng là 10 triệu, lập ngân sách phân bổ chi tiêu trong 1 tháng:

  1. Khoản thiết yếu

  • Tiền nhà: 2 triệu
  • Điện nước + mạng: 400 ngàn
  • Ăn uống: 3 triệu
  • Đi lại: 400 ngàn

 → Tổng cộng: 5,8 triệu

 2. Khoản không cần thiết

  • Mua sắm: 1 triệu
  • Giải trí: 500 ngàn
  • Mối quan hệ: bạn bè, hiếu hỉ, ma chay: 500 ngàn

→ Tổng cộng: 2 triệu

 3. Dành ra một khoản để tiết kiệm: 1 triệu

Với những chi phí trên “ngốn” hết 8,8 triệu, còn lại 1,2 triệu. Khoản 1,2 triệu này để dự phòng cho những tình huống không may xảy ra như hỏng xe, ốm đau,… Nếu không cần sử dụng đến chúng có thể chuyển vào quỹ tiết kiệm.

Tùy thuộc vào mức thu nhập cũng như nhu cầu chi tiêu của mỗi cá nhân, mà mỗi người sẽ có mức ngân sách khác nhau. Bạn có thể tham khảo cách trên và lập cho mình một ngân sách phù hợp để chấm dứt tình trạng “cháy túi” vào cuối tháng.

3. Không có quỹ dự phòng khẩn cấp

Nhận lương đầu tháng, cuối tháng chi tiêu hết sạch. Không thể bỏ một đồng vào quỹ dự phòng khẩn cấp. Và thậm chí không nghĩ đến cần phải lập một khoản dành cho quỹ này. Nghĩ rằng chúng không cần thiết. Đây là một tư tưởng sai lầm! Cần phải thay đổi ngay!

Các chuyên gia tài chính khuyên rằng, ít nhất nên có một khoản dự phòng vào mỗi tháng. Con số được nhắc đến là chiếm 5% trong tổng thu nhập.

Vì thế, với mỗi cá nhân cần chuẩn bị cho mình một khoản dự phòng. Để giải quyết cho công việc cần thiết hay đề phòng những rủi ro không may xảy ra.

Vì cuộc sống luôn có những điều bất ngờ xảy ra và không ai có thể lường trước. Bạn sẽ đối mặt với chúng như thế nào?

5 dấu hiệu cho thấy cần quản lý tài chính ngay lập tức!
Ảnh minh họa – Xây dựng quỹ dự phòng để giải quyết những rủi ro

Nếu không may bị ốm đau, cần phải nhập viện và cần một khoản để chi trả viện phí. Lúc này, bạn sẽ làm gì để giải quyết?

Vay mượn bạn bè, người thân để giải quyết tình hình hiện tại và sau đó cày cuốc để trả nợ.

Bạn có nghĩ rằng, nếu bản thân có một khoản dự phòng cho những rủi ro, để giải quyết vấn đề này. Cuộc sống có lẽ sẽ thoải mái và dễ chịu hơn thay vì phải sống trong lo âu hay gánh nặng cần trả nợ.

4. Không tiết kiệm nổi ít nhất 5% lương tháng

Các chuyên gia tài chính khuyên rằng, nên tiết kiệm từ 10 đến 15% tổng thu nhập hàng tháng. Nếu mức thu nhập hiện tại chỉ đủ chi trả cho cuộc sống, hãy cố gắng thắt chặt chi tiêu và tiết kiệm tối thiểu 5% mỗi tháng.

Một trong những giải pháp giúp bạn đạt được kế hoạch tiết kiệm đó là đặt ra mục tiêu để thực hiện. Chẳng hạn mục tiêu trong 3 tháng tới, bạn cần một khoản nhỏ để đi du lịch cùng bạn bè. Mức ngân sách là 3 triệu.

Nếu mức thu nhập hiện tại của bạn là 7 triệu/tháng. Và mỗi tháng bạn cần tiết kiệm 1 triệu, sau 3 tháng bạn sẽ có đủ khoản ngân sách để thực hiện kế hoạch du lịch cùng bạn bè.

Như vậy, bạn chỉ còn 6 triệu để chi tiêu. Lúc này, bạn cần phân bổ 6 triệu cho tất cả các khoản chi tiêu trong tháng. Có thể tham khảo cách phân bổ như sau:

  • Tiền nhà: 1,5 triệu
  • Điện nước + mạng: 300 ngàn
  • Ăn uống: 3 triệu
  • Đi lại: 400 ngàn
  • Mối quan hệ: 400 ngàn
  • Quỹ dự phòng: 400 ngàn

Tùy thuộc vào hoàn cảnh sống và nhu cầu cá nhân sẽ có mức phân bổ khác nhau. Nhưng có một nguyên tắc chung, là hãy bỏ riêng khoản tiết kiệm. Hay nói cách khác, ngân sách dành cho chi tiêu chỉ được tính sau khi đã trừ đi khoản tiết kiệm.

5 dấu hiệu cho thấy cần quản lý tài chính ngay lập tức!
Ảnh minh họa – Đặt mục tiêu để hoàn thành kế hoạch tiết kiệm

5. Không có ngân sách chi tiêu cụ thể

Mua sắm theo cảm xúc trong khi không biết chúng có cần thiết hay không. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chi tiêu mất kiểm soát, không có kế hoạch và gây lãng phí.

Cách để thoát khỏi tình trạng này là lập ngân sách chi tiêu cụ thể. Sau khi nhận lương, hãy phân bổ chúng vào các khoản chi tiêu cần thiết và không cần thiết.

Việc này sẽ giúp bạn biết mình chi tiêu như thế nào, không bỏ sót những khoản cần thiết, và kiểm soát cho những khoản không cần thiết như: mua sắm, cafe, xem phim, du lịch,…

Chẳng hạn, mức thu nhập 12 triệu/tháng. Tham khảo cách phân bổ chi tiêu như sau:

5 dấu hiệu cho thấy cần quản lý tài chính ngay lập tức!

Lập ngân sách không hề khó, chỉ cần bạn đặt ra hạn mức chi tiêu cho tất cả các khoản cần chi trong 1 tháng. Nên ưu tiên cho những khoản cần thiết, sau đó đến các khoản không cần thiết. Thắt chặt chúng một cách tối đa, và nếu có thể hãy chuyển vào các khoản như: tiết kiệm, quỹ dự phòng để gia tăng tích lũy cho tương lai.

Để đơn giản hóa, cũng như thuận tiện trong quá trình quản lý chi tiêu hàng ngày. Bạn có thể tham khảo ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover. Đây là ứng dụng giúp bạn quản lý chi tiêu cá nhân, với các tính năng lập ngân sách, nhắc nhở, thông báo cho người dùng về kế hoạch chi tiêu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây