3 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân ai cũng cần phải biết

0
2559

Tài chính cá nhân là vấn đề gần sát cạnh mà hóa xa vời, nếu bạn không có thái độ nghiêm túc với chủ để này. 3 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân dưới đây có thể giúp bạn kiểm soát cuộc sống của mình tốt hơn.

Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân

Từ xưa đến nay, tài chính cá nhân luôn là vấn đề nhạy cảm.  Sự hỗn loạn trong tài chính cá nhân chắc chắn không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại. Mà còn tác động đến cả tương lai của bạn.

Dĩ nhiên, chẳng có nguyên tắc nào là hoàn hảo. Thế nhưng 3 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân dưới đây; chắc chắn sẽ giúp bạn kiểm soát tình hình tài chính của mình tốt hơn.

Nguyên tắc 1 – Hãy tự chủ tài chính

Tài chính cá nhân vững mạnh sẽ đem lại cho bạn tự do. Nếu đang có một công việc tồi tệ với một ông chủ khó tính. Mà không có bất kỳ khoản tiền dự phòng nào, bạn sẽ rơi vào khủng hoảng.

Khi ấy, bạn chỉ muốn bỏ việc đi đến một nơi xa và tìm kiếm một ý tưởng kinh doanh. Để biến ước mơ làm giàu thành sự thật.

Tuy nhiên, thực tại thật phũ phàng. Bạn bị ràng buộc với bàn làm việc, với những ông chủ khó chiều vô thời hạn. Bởi bạn không đủ vốn.

Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân
Ảnh minh họa – Làm chủ tài chính qua việc lập kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm

Hãy tiết kiệm để tạo dựng một nguồn tài chính vững mạnh, điều này không chỉ có ích trong kinh doanh. Mà còn áp dụng cho mọi lĩnh vực cuộc sống. Bởi bạn sẽ trở thành nô lệ cho những điều kiện hiện tại, nếu bạn không học cách chi tiêu.

Một mẹo để có thể tự chủ tài chính, đó là “Hãy có một quỹ dự phòng khẩn cấp bằng ít nhất 3 tháng sinh sống”.

Quỹ này sẽ giúp bạn trang trải các chi phí lớn bất ngờ không thể tránh khỏi. Khi xe của bị hỏng, bạn bị bệnh, bạn vẫn có đủ tiền để chi trả.

Và hơn hết, đó là một “mỏ neo” để bạn dũng cảm từ bỏ công việc tẻ nhạt. Tự do làm những gì mình đam mê.

Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân
Ảnh minh họa – Xây dựng quỹ dự phòng để kịp thời giải quyết những rủi ro xảy ra

Nguyên tắc 2 – Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được

Để có một quỹ dự phòng thì điều đơn giản nhất bạn có thể làm, đó chính là tiết kiệm. Để tiết kiệm, thì bạn cần chi tiêu ít hơn số tiền bạn có thể kiếm được.

Ngay từ khi nhận được tháng lương đầu tiên, nhiều người sẽ tự hỏi bản thân điều gì tốt nhất mà họ có thể chi trả với khoản thu nhập này.

Chẳng hạn, sở hữu một chiếc điện thoại di động tốt nhất hay chiếc xe đẹp nhất trong khoảng tiền đó?

Chúng ta thường nghĩ đến những thứ đắt nhất, mà mình có thể mua với số tiền trong tay. Tuy nhiên, chính suy nghĩ vô tư này lại là nguyên nhân khiến túi tiền của bạn bay đi chỉ trong phút chốc.

Đừng nghĩ về những gì tốt nhất bạn có thể mua với số tiền kiếm được. Hãy nghĩ về những thứ ít tiền nhất bạn sẽ mua.

Chỉ khi đó, bạn mới có thể bắt đầu tạo ra một khoảng cách, giữa những gì bạn làm và những gì bạn tiết kiệm.

Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân
Ảnh minh họa – Nên chi tiêu khi cần thiết để đảm bảo khoản chi luôn thấp hơn thu nhập

Chantel Bonneau – cố vấn tài chính của Northwestern Mutual nói rằng: “Nếu bạn có thói quen chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm. Bạn có thể điều chỉnh các chi tiêu không hợp lý theo hướng tiết kiệm hơn, và dành dụm cho các mục tiêu có ý nghĩa hơn”.

Không phải khó hiểu, khi rất nhiều chuyên gia quản lý tài chính đặt việc chi tiêu “dưới” mức thu nhập làm nguyên lí hàng đầu, để quản lý tài chính cá nhân.

Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm không có nghĩa là, bạn sẽ dè dặt và thu hồi mọi dự định chi tiền. Mà đơn giản là đặt yếu tố “phù hợp” lên trên việc chỉ thỏa mãn bản thân.

Ví dụ như, một chiếc xe rẻ hơn nhưng cũ hơn và vẫn chạy tốt. Một căn hộ nhỏ hơn và quần áo từ các kệ bán hàng giảm giá. Nhưng chưa lỗi thời cũng đâu phải quá tệ, phải không?

Vậy làm thế nào để “Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được”, khi cuộc sống ngày càng có quá nhiều thứ hấp dẫn mà bạn luôn mong muốn sở hữu?

Một mẹo đơn giản để thực hiện điều này, đó là “Tiết kiệm trước khi chi tiêu”.

Nếu bạn kiếm được 20 triệu/tháng, hãy chuyển 10% số tiền (2 triệu) sang tài khoản tiết kiệm.

Hãy quên 10% này đi và chỉ cân nhắc chi tiêu trong số thu nhập còn lại của bạn. Một ngày nào đó bạn sẽ bất ngờ về khoản tiết kiệm của mình.

Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân
Ảnh minh họa – Trích tối tiểu 10% tổng thu nhập vào tài khoản tiết kiệm

Nguyên tắc 3: Hãy lên ngân sách cho mọi kế hoạch chi tiêu 

Thiết lập ngân sách tài chính là nguyên tắc cuối cùng; trong 3 nguyên tắc quả lý tài chính cá nhân mà bạn không nên bỏ qua.

Việc lập ngân sách không phải đặt ra một chế độ kiêng cữ hà khắc; mà đơn giản là tìm kiếm một “ngân sách cân bằng” cho mọi dự định thu chi của bạn.

Quản lý tiền bạc hiệu quả là một lối sống, không phải là một giải pháp tức thời.

Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân
Ảnh minh họa – Lập ngân sách cho tất cả các khoản chi tiêu

Chellie Campbell – chuyên gia giải quyết các rối loạn về tiền đã đúc kết rằng: Ngân sách cao hay thấp tùy thuộc lượng dư dả tài chính của bạn. Sau khi đã khấu trừ cho những chi tiêu đã được định trước. Chi tiêu theo mức ngân sách đã định ra, sẽ “cứu” bạn ra khỏi những rắc rối vì thâm hụt vào mỗi cuối tháng.

Và nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết làm thế nào để quản lý ngân sách của mình.  Thì tại sao không đến ngay với Money Lover – Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân đã được 10 triệu người trên toàn thế giới sử dụng?

Ứng dụng chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc chi tiêu và kiểm soát chi tiêu. Bạn chỉ cần tốn vài phút để ghi chép lại chi tiêu hàng ngày của mình. Và phân loại vào các mục như là: Thức Ăn, Mua sắm; hay là thêm các khoản thu nhập như Lương, Quà tặng…

Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân
Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân Money Lover

Ngoài ra, Money Lover còn có những tính năng khác như lập ngân sách chi tiêu; kế hoạch tiết kiệm; ghi chép vay – nợ… Giúp người dùng quản lý tài chính một cách dễ dàng và đơn giản.

Hiện nay, ứng dụng cho phép người dùng sử dụng trên tất cả các thiết bị như: điện thoại, máy tính, máy tính bảng… Và hoàn toàn miễn phí.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây