3 mẹo quản lý tiền bạc cho các cặp đôi mới cưới

0
1864

Khi kết hôn, bạn sẽ phải thay đổi cách thức quản lý tiền bạc từ một người độc thân sang quản lý cho cả gia đình. Vậy làm thế nào để quản lý tiền bạc một cách hiệu quả?  

3 mẹo quản lý tiền bạc cho các cặp đôi mới cưới

→ Xem thêm: 3 sai lầm về tiền bạc cần tránh khi kết hôn

Dưới đây là một vài mẹo giúp bạn tìm ra chiến lược nào là tốt nhất cho cả hai, cùng với ưu và nhược điểm của mỗi cách.

1. Sở hữu một tài khoản riêng

Tài khoản riêng thường là sự lựa chọn thoải mái cho các cặp vợ chồng trẻ. Đặc biệt khi bạn đã quen với việc quản lý tài chính riêng và chưa có nhiều chi tiêu chung. Khi các cặp đôi về một nhà, họ vẫn có nhiều khoản chi tiêu cá nhân.

Đó là chưa kể đến các khoản nợ mà mỗi người có thể tiếp tục mang vào đời sống hôn nhân, và nửa kia phải gánh chịu cùng. Việc sử dụng tài khoản riêng có thể giúp làm rõ các vấn đề liên quan đến sự bất bình đẳng trong chi tiêu, các khoản nợ hoặc các xung đột tài chính.

Bên cạnh sự tự chủ, tài khoản riêng còn có ý nghĩa phân định rạch ròi về trách nhiệm của mỗi người cho các khoản chi tiêu. Một vài cặp đôi quyết định chia đôi chi tiêu trong gia đình khi đã cưới được một thời gian, trong khi số khác lại thoải mái chi trả dựa trên những gì họ kiếm được.

Bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng chung để theo dõi lịch sử dòng tiền. Hoặc đơn giản hơn sử dụng tính năng chia sẻ ví trong ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover để cả hai người đều cùng kiểm soát các khoản chi tiêu.

Khi lập gia đình, bạn sẽ phải chi tiêu các khoản cần thiết để trang trải cuộc sống, bàn bạc về các khoản tiết kiệm dài hạn, để dành tiền khi về già. Và nếu giữ một tài khoản riêng, bạn sẽ có nhiều quyền tự chủ hơn trong việc quản lý tiền bạc của mình.

  • Ưu điểm: Bạn là người chịu trách nhiệm cho tất cả các chi tiêu cho sở thích cá nhân hay các khoản nợ trước hôn nhân. Đây là phương pháp quản lý tiền bạc “sòng phẳng” nhất, và hai bạn sẽ ít xảy ra xung đột vì những thói quen chi tiêu của đối phương.
  • Nhược điểm: Phương pháp quản lý tài chính này sẽ trở nên khó khăn hơn khi hai bạn có con. Để nuôi con thì cần một khoản chi phí khá lớn, nếu cả hai không có sự đồng nhất về tài chính cũng như không đảm bảo trách nhiệm nuôi dạy con cái.

3 mẹo quản lý tiền bạc cho các cặp đôi mới cưới

    • Ảnh minh họa- Mỗi cá nhân nên sở hữu một tài khoản riêng

→ Xem thêm: 3 sai lầm về tiền bạc cần tránh khi kết hôn

2. Tài khoản chung

Nếu muốn đơn giản hóa việc quản lý tài chính của gia đình, việc xây dựng một tài khoản chung là cách tối ưu và hiệu quả nhất.  

Theo cách này, sẽ không cần đau đầu tính toán mức tiền phải chi tương ứng với mức thu nhập của mỗi người, cũng không cần cập nhật vào bảng tính hàng tháng và các chi phí cho con cái đều được thanh toán bằng tài khoản chung.

Đồng thời, thể hiện trách nhiệm của cả hai đối với gia đình và con cái. Phòng trừ trường rủi ro không may xảy ra như con cái ốm đau, bệnh tật, tai nạn,… Lúc này bạn sẽ dễ dàng đối mặt với chúng để giải quyết và không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Ngay từ đầu, cả hai hãy cùng nêu ra quan điểm của cá nhân mình và thống nhất để cùng có trách nhiệm thực hiện. Hạnh phúc gia đình gắn trực tiếp đế vấn đề tài chính, nếu không rõ ràng phân định rõ trách nhiệm của mỗi người thì sẽ dẫn đến mâu thuẫn trong hôn nhân.

3. Một tài khoản riêng cá nhân và một tài khoản chung

Vừa giữ tiền riêng, vừa có quỹ chung là một vấn đề khá phức tạp, nhưng có lẽ đây là giải pháp tốt nhất cho các cặp đôi. Tất cả thu nhập sẽ đi vào quỹ chung.

Tất cả những khoản tiết kiệm, khoản nợ, hưu trí được kiểm soát chung bởi cả hai. Nhưng mỗi người sẽ có một tài khoản cá nhân và mỗi tháng bỏ vào đó một số tiền cố định.

Quỹ riêng này có thể được sử dụng tùy ý bạn muốn. Với cách này, chồng/vợ bạn sẽ khó lòng kêu ca nếu bạn mua một đôi giày 1 triệu, miễn là bạn mua chúng với số tiền của mình. Tuy nhiên, để tránh xung đột khoản tiền đi vào tài khoản cá nhân cần sự thỏa thuận giữa đôi bên.

Việc lập một tài khoản riêng cá nhân và một tài khoản chung cũng sẽ có những ưu và nhược điểm mà bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn.

  • Ưu điểm:  Bạn có thể dễ dàng theo dõi tài khoản chung và không cảm thấy thiếu công bằng trong việc chi tiêu cuộc sống hàng ngày. Mỗi người sẽ có quyền tự do mua những thứ họ muốn mà không cần hỏi ý kiến đối phương, nhưng vẫn nỗ lực vì một mục tiêu chung và cho các khoản tiền hưu trí của vợ chồng sau này.
  • Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi cả 2 cùng có ý thức trong việc xây dựng tài chính của cả gia đình. Nếu một trong hai gặp phải vấn đề về tài chính thì phương pháp này sẽ khó thực hiện và sẽ xảy ra mâu thuẫn giữa cả hai.
3 mẹo quản lý tiền bạc cho các cặp đôi mới cưới
Ảnh minh họa- Nên mở một tài khoản chung để cả hai có trách nhiệm gánh vác gia đình

4. Một số mẹo quản lý tài chính cho các cặp đôi

Khi bước vào cuộc sống hôn nhân, bạn cần cân nhắc và nên thực hiện một số điều để quản lý tài chính gia đình một cách hiệu quả, tránh xảy ra mâu thuẫn không đáng có.

Những cặp mới cưới cần xác định rạch ròi ai chịu trách nhiệm chi trả cho khoản nào. Và làm cách nào để hai người cùng hướng tới mục tiêu tài chính chung của gia đình.

Hãy cùng nhau ngồi xuống, thảo luận về các khoản chi tiêu trong cuộc sống gia đình. Phân định trách nhiệm của mỗi người, để mỗi cá nhân có ý thức và trách nhiệm. Cùng nhau xây dựng kế hoạch tài chính cho tương lai với các dự định mua nhà, mua xe, sinh con, khoản hưu trí,…

Sau khi quyết định hãy có ý thức để hoàn thành trách nhiệm của mình, đừng trễ hẹn thanh toán và đừng để đối phương phải nhắc nhở.

Khi kế hoạch tài chính đã rạch ròi, trách nhiệm của cả hai đã được thảo luận cũng như sự ý thức, niềm tin và có kế hoạch thì chắc chắn những dự định trong tương lai sẽ được thực hiện.

Tuy nhiên, để giúp bạn và nửa kia nắm rõ tình hình tài chính cũng như mọi chi phí sinh hoạt của gia đình. Hãy tham khảo ứng dụng quản lý tài chính cá nhân Money Lover.

Đây là ứng dụng giúp ghi chép, thống kê các khoản chi tiêu hàng ngày. Bạn có thể tải về điện thoại, máy tính,… để theo dõi cũng như có kế hoạch chi tiêu hợp lý.

Ngoài ra, ứng dụng còn có các tính năng như thiết lập ngân sách, tính năng này giúp bạn đặt hạn mức hay giới hạn chi tiêu. Bạn sẽ nhận thông báo nhắc nhở khi đã chi tiêu gần hạn mức, từ đó có kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây