15 cách tiết kiệm tiền lương dễ dàng và hiệu quả 

0
3065

Tiết kiệm tiền lương hàng tháng là bài toán khó đối với nhiều người. Nhưng nếu áp dụng đầy đủ 15 cách tiết kiệm dưới đây, bạn sẽ thành công trong việc bảo vệ tài chính cá nhân.   

Tiết kiệm tiền lương

1. Cắt giảm những chi phí không cần thiết 

Để tiết kiệm tiền lương bạn cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý và khoa học, phù hợp với tình hình tài chính của bản thân. 

Cắt giảm những khoản chi tiêu không phù hợp là cách để kiểm soát dòng hiệu quả. Những khoản chi không cần thiết là những khoản: 

  • Mua sắm 
  • Giải trí 
  • Bạn bè và người yêu 

Đây là những khoản chi mà khi không chi tiêu, sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn quá nhiều.

Hay những khoản chi tiêu nhỏ lẻ trong ngày mà bạn cho rằng chúng không đáng bao nhiêu. Như, 3 nghìn đồng tiền gửi xe…

Trong thời điểm ngắn hạn thì những khoản chi này không đáng bao nhiêu. Nhưng trong thời gian dài hơn, 3 tháng hay thậm chí là 1 năm thì mức chi phí này sẽ là một con số khiến bạn phải ngạc nhiên. 

Do đó, nên cắt giảm một cách tối đa những khoản chi không cần thiết. Hoặc ghi chép cẩn thận để thống kê chi tiêu một cách chính xác và đầy đủ cuối mỗi tháng. 

Tiết kiệm tiền lương
Ảnh minh họa – Tiết kiệm bằng cách cắt giảm những chi phí không cần thiết

2. Lập kế hoạch chi tiêu

Để kiểm soát dòng tiền, nắm rõ những khoản chi thiết yếu và không thiết yếu bạn nên thiết lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng. 

Để lập kế hoạch chi tiêu bạn có thể thiết lập theo nhu cầu của bản thân. Ưu tiên thanh toán cho những khoản chi cần thiết trước. 

Chẳng hạn: Với mức thu nhập 12 triệu đồng/ tháng. Bạn có thể phân bổ cho những khoản chi cần thiết trước như:

  • Thuê nhà
  • Ăn uống
  • Điện nước
  • Đi lại

Số dư còn lại phân bổ cho những nhu cầu không cần thiết và tài khoản tiết kiệm.

Nên trích tối thiểu 10%/ thu nhập hàng tháng để thực hiện kế hoạch tiết kiệm. Đảm bảo hoàn thành những mục tiêu tài chính tương lai. Giải quyết những rủi ro có thể xảy ra.

Dưới đây là cách phân bổ tiền lương cho từng khoản chi tiêu, bạn có thể tham khảo:

Phân bổ chi tiêu

3. Lên kế hoạch cho mọi bữa ăn

Một trong những khoản chi tiêu hàng tháng ngốn không ít của bạn chi phí đó là khoản chi dành cho ăn uống. 

Để chi tiêu tiết kiệm bạn nên có kế hoạch cho những bữa ăn hàng ngày. Nên cân đối chi phí và chất lượng dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe. 

Nên đưa ra hạn mức mỗi ngày cho ăn uống. Sau đó, tính toán và cân đối chi phí hàng ngày.

Hạn chế ăn ngoài, nấu ăn tại nhà vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tiết kiệm chi phí. 

4. Không ưu tiên cho mua sắm 

Khi nhận lương nhiều người có thói quen chi tiêu cho việc mua sắm. Tuy nhiên, đây là thói quen không tốt. 

Việc chi tiêu cho mua sắm khiến bạn mất kiểm soát. Bạn dễ dàng bị cuốn vào vòng xoáy tiêu tiền mà không biết cân đối thu – chi sao cho hợp lý. 

Do đó, khi nhận lương nên phân bổ và ưu tiên cho những nhu cầu cần thiết. Và chỉ mua sắm khi thực sự cần thiết. 

Điều này đảm bảo chi tiêu tiết kiệm, khoa học và phù hợp với hoàn cảnh tài chính. Tránh tình trạng rỗng ví vào cuối tháng. 

Không ưu tiên cho việc mua sắm
Ảnh minh họa – Căn nhắc kỹ trước khi quyết định mua sắm

5. Không quan tâm đến thương hiệu và xu hướng 

Nhiều người có thói quen mua đồ thương hiệu đắt đỏ và theo xu hướng thị trường. Mặc dù chúng không cần thiết hay ngốn của bạn một khoản tiền không hề nhỏ. 

Nên quan tâm đến chất lượng và khả năng sử dụng hơn là xu hướng. Một món đồ chất lượng tốt, bền bỉ với thời gian sẽ tiết kiệm nhiều hơn so với những món đồ chất lượng kém, theo xu hướng thị trường. 

Do đó, để tiết kiệm tiền lương chỉ nên mua sắm khi cần thiết và chọn hãng thời trang phù hợp với điều kiện tài chính hiện tại.

6. Không quá chú trọng vẻ ngoài

Không có nghĩa rằng bạn sẽ trở nên lôi thôi vì quá tiết kiệm, mà chính là việc cân nhắc trước khi quyết định mua sắm. 

Hãy suy nghĩ kỹ trước khi mua sắm, hạn chế tối đa việc mua sắm theo cảm hứng hay những chương trình giảm giá hấp dẫn khi bạn thực sự không cần đến chúng. 

Thực tế cho thấy, mua sắm chính là nguyên nhân khiến túi tiền của bạn rỗng một cách nhanh chóng. 

Để tiết kiệm tiền lương, nên hạn chế đến spa, tiệm làm tóc, làm móng tay… Không chú trọng đến những thương hiệu đắt đỏ. 

Thay vào đó, bạn có chọn mua những sản phẩm chất lượng tốt, giá cả phải chăng có thể sử dụng nhiều dịp và lâu dài. 

Không quá chú trọng đến vẻ ngoài
Ảnh minh họa – Chi tiêu phù hợp với tài chính hiện tại

7. Gia tăng thu nhập 

Ngoài việc tiết kiệm tiền lương bằng cách hạn chế mua sắm. Chi tiêu khi cần thiết thì gia tăng thu nhập cũng là cách mà bạn nên áp dụng.

Gia tăng thu nhập là cách giúp bạn không gặp áp lực trong việc chi tiêu, hay hoàn thành những mục tiêu tài chính một cách dễ dàng. 

Có nhiều phương thức để gia tăng thu nhập mà bạn có thể tham khảo như: tìm kiếm những công việc liên quan đến chuyên ngành, lĩnh vực mà bạn đang làm. Vừa giúp nâng cao thu nhập, vừa tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng. 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những công việc khác như: bán hàng online, giao hàng, làm đồ handmade, sửa chữa thiết bị, kinh doanh…

Dù lựa chọn công việc nào thì bạn cũng nên cân nhắc đến thời gian làm việc chính và sức khỏe của bản thân. Nếu thời gian không cho phép, nên sắp xếp lại và cân đối thời gian để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. 

Gia tăng thu nhập
Ảnh minh họa – Nâng cao thu nhập để bảo vệ tài chính cá nhân

8. Hãy sửa chữ thay vì bỏ đi 

Những đồ dùng trong nhà hỏng hóc, trước khi quyết định thay thế bằng cái mới hãy suy nghĩ đến việc sửa chữa chúng. 

Điều này giúp bạn tiết kiệm một chi phí kha khá từ việc tự sửa chữa đồ đạc hơn là mua mới. Nếu không thể tự sửa chữa, bạn có thể thuê thợ.  

Hàng năm bạn sẽ tiết kiệm một khoản chi phí không hề nhỏ cho những việc mà trước đây bạn đã chi trả khá nhiều.

9. Thanh lý những đồ dùng không sử dụng 

Thay vì bỏ đi những đồ cùng không dùng đến, bạn có thể cân nhắc đến việc thanh lý chúng. 

Hiện nay việc thanh lý cũng rất dễ dàng. Bạn có đăng lên các hội, nhóm thanh lý đồ đạc trên các trang mạng xã hội. 

“Cũ người mới ta” là phương châm mà nhiều người quan tâm. Do đó, việc thanh lý những đồ dùng không sử dụng đến hiện nay rất đơn giản. 

Bạn cũng nên lưu ý rằng, đồ đạc vẫn trong trạng thái sử dụng, quần áo còn sử dụng không quá cũ…

Tùy thuộc vào  trạng thái của đồ dùng mà sẽ có mức giá thanh lý khác nhau. Thông thường, giá thanh lý khoảng 1/5 – 1/3 giá trị thực tế của đồ dùng.

Thanh lý đồ dùng không sử dụng
Ảnh minh họa – Thanh lý những món đồ không có nhu cầu sử dụng

10. Tránh xa lời mời mua sắm  

Một trong những điều khiến tiền lương hàng tháng không cánh mà bay đó chính là không vượt qua những lời dụ dỗ đi mua sắm từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp… 

Hầu hết mọi người đều có thói quen chi tiêu mua sắm trước khi tiết kiệm. Dễ dàng bị chi phối bởi người khác. 

Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc chi tiêu hàng tháng, phá vỡ kế hoạch tiết kiệm tiền lương. 

Do đó, bạn nên học cách từ chối lời mời từ người khác và nghiêm khắc với bản thân về kế hoạch chi tiêu, mua sắm. Tạo thói quen mua sắm khi thực sự cần thiết, ưu tiên gia tăng tài khoản tiết kiệm nhiều hơn. 

11. Áp dụng quy tắc 24h khi mua sắm

Mua sắm là một trong những nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Do đó, mà có nhiều người chưa biết cách kiểm soát dẫn đến chi tiêu quá đà.

Thực tế cho thấy, mua sắm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rỗng ví. Hay tình trạng đầu tháng rủng rỉnh, cuối tháng đi vay để chi trả cho những nhu cầu chi tiêu cần thiết khác.

Do đó, để tiết kiệm tiền lương bạn nên hạn chế mua sắm. Chỉ mua sắm khi cần thiết, nên tính đến giá trị của chúng tương ứng với chi phí bạn phải bỏ ra.

Áp dụng quy tắc chi tiêu 24h. Đây là quy tắc giúp bạn ra quyết định nên mua sắm hay không để đảm bảo tài chính cá nhân.

Nếu đắn đo và chưa biết có nên quyết định mua sắm hay không, bạn nên chờ đợi 24h để xem tầm quan trọng của món đồ đối với hoàn cảnh hiện tại.

Nếu sau 24h bạn cảm thấy không còn hứng thú và thấy rằng chúng thực sự không cần thiết thì không nên quyết định chi tiêu.

Áp dụng quy tắc mua sắm 24h
Ảnh minh họa – Áp dụng quy tắc mua sắm 24h

12. Sử dụng thẻ tín dụng thông minh

Thẻ tín dụng hiện nay đươc coi là công cụ hỗ trợ thanh toán, chi tiêu cho con người. Với những tiện ích mà loại thẻ này đem lại như thanh toán không cần tiền mặt, trả góp khi mua sắm…

Tuy nhiên, vẫn có nhiều cá nhân chưa hiểu hết bản chất của loại thẻ này. Chẳng hạn như đăng ký hạn mức thẻ vượt quá 50% thu nhập hàng tháng, không quan tâm đến lịch sử tín dụng, điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng.

Tiền bạn đang chi tiêu là tiền đi vay từ ngân hàng. Ngân hàng là chủ nợ, bạn là con nợ.

Do đó, để bảo vệ tài chính cá nhân, nên cân nhắc đến việc sử dụng thẻ tín dụng. Việc kiểm soát chi tiêu bằng tiền mặt luôn dễ dàng và hiệu quả hơn khi sử dụng thẻ.

13. Tận dụng ưu đãi và khuyến mại

Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, bạn có thể dễ dàng khảo sát giá cả và nắm bắt thông tin về các chương trình ưu đãi, giảm giá một cách nhanh chóng. 

Đây là những cơ hội mua sắm dành cho các khách hàng mà bạn nên tận dụng. 

Tuy nhiên, bạn cần phân biệt rõ mức độ cần thiết và không cần thiết của các món đồ. Khi có chương trình khuyến mại nhưng bạn không có nhu cầu sử dụng thì không nên mua sắm, loại bỏ suy nghĩ “sau này sẽ dùng đến”. 

Chỉ mua sắm khi cần thiết và nên mua sắm vào những dịp ưu đãi, khuyến mại để tiết kiệm chi phí. 

Tận dụng ưu đãi và khuyến mại
Ảnh minh họa – Tận dụng chương trình khuyến mại để mua sắm

14. Kết bạn với người cùng chí hướng

Khi những người xung quanh bạn có cùng chí hướng, sẽ giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn. Hay chia sẻ những kinh nghiệm để hoàn thành kế hoạch tiết kiệm tiền lương. 

Điều đó giúp bạn có thêm động lực để hoàn thành. Không bị chi phối bởi những lời dụ dỗ mua sắm, chi tiêu không có kế hoạch. 

Do đó, nếu bạn muốn hoàn thành những mục tiêu tài chính tương lai một cách nhanh chóng. Hãy kết bạn với những người có cùng chí hướng hay giúp đỡ những người bên cạnh nhận ra ý nghĩa của việc chi tiêu tiết kiệm. Từ đó, cùng nhau thực hiện và hoàn thành kế hoạch một cách xuất sắc. 

Kết bạn với người cùng chí hướng
Ảnh minh họa – Kết bạn với người cùng chí hướng

15. Nghiêm túc thực hiện kế hoạch đã đặt ra

Những mục tiêu tài chính sẽ được hoàn thành nếu bạn giữ vững tinh thần và nghiêm túc thực hiện.

Từ bỏ thói quen chi tiêu không có kế hoạch, bắt tay xây dựng một kế hoạch thu – chi phù hợp với hoàn cảnh tài chính. Ưu tiên thực hiện kế hoạch tiết kiệm tiền lương để hiện thực hóa những mục tiêu khác.

Nghiêm khắc với bản thân để vượt qua chính là cách duy nhất để bạn gặt hái thành công. Tiến gần với những dự định tài chính tương lai.

Hy vọng rằng, với 15 cách tiết kiệm tiền lương mà Money Lover đem đến sẽ giúp ích cho kế hoạch chi tiêu hợp lý và khoa học để bảo vệ tài chính cá nhân vững chắc. Sớm hoàn thành những mục tiêu tài chính tương lai.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây