10 cách tiết kiệm tiền cho học sinh mà bạn không nên bỏ qua!

0
9829

Dưới đây là 10 cách tiết kiệm tiền cho học sinh mà bạn có thể tham khảo để cải thiện thiện tình hình tài chính của bản thân.

1) Sử dụng thư viện

Hầu hết các trường đều cho phép học sinh sử dụng thư viện và mượn sách miễn phí. Bạn có thể mượn sách tham khảo, truyện,… ở đây để học tập, giải trí, sau đó trả lại.

Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm được hàng triệu đồng chi phí mua sách mỗi năm.

tiết kiệm tiền cho học sinh

Lưu ý: Cần có ý thức giữ gìn, bảo quản cẩn thận khi mượn sách tại thư viện. Tránh làm mất, rách, nhàu nát sách. Luôn mượn và trả sách đúng thời gian quy định.

» Xem thêm: 10 cách giúp bạn tiết kiệm tiền mỗi ngày

2) Sử dụng phương tiện công cộng hoặc xe đạp

Dễ nhận thấy xe điện hoặc xe máy 50cc là phương tiện di chuyển của hầu hết học sinh cấp 2 – 3 hiện nay.

Tự đi xe bao giờ cũng thuận tiện hơn nhưng lại tốn kém nhiều chi phí. Thay vào đó nên sử dụng phương tiện công cộng hoặc xe đạp.

Nếu nhà gần, bạn nên cố gắng đi bộ hoặc đạp xe đến trường. Không chỉ tiết kiệm tiền cho học sinh mà còn tốt cho sức khỏe.

Nếu cách xa trường, phương tiện công cộng như xe buýt sẽ là một lựa chọn an toàn và tiết kiệm. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh,… xe buýt rất phổ biến và được phát triển với mạng lưới rộng khắp. Rất thuận tiện cho người sử dụng.

tiết kiệm tiền cho học sinh

Giá vé xe buýt thường dao động từ 7.000đ – 15.000đ/vé/tuyến. Nếu thường xuyên đi xe buýt, hãy cân nhắc việc mua vé tháng để tiết kiệm chi phí.

Đặc biệt, đối tượng ưu tiên như học sinh sẽ được ưu đãi giảm giá 50% khi đăng ký vé xe buýt theo tháng.

Tuy nhiên, cần nâng cao cảnh giác khi đi xe buýt để đảm bảo an toàn cho bản thân. Không ít các vụ móc túi, lừa đảo, quấy rối,… đã xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng về người và của.

3) Hạn chế ăn vặt

Không thể phủ nhận những món ăn vặt luôn có sức hấp dẫn đối với người trẻ. Ăn vặt dần trở thành sở thích, thói quen của nhiều người.

Tuy nhiên, thường xuyên sử dụng các loại đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, xúc xích,… không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Mà còn khiến bạn tốn một khoản tiền không nhỏ mỗi tháng cho chi phí ăn uống.

tiết kiệm tiền cho học sinh

Do đó, cần hạn chế thói quen ăn vặt. Thay vào đó, hãy bắt đầu những hoạt động lành mạnh như chạy bộ, đá bóng, tập yoga,… để lấp đầy khoảng thời gian rảnh rỗi. Đồng thời nâng cao sức khỏe cho bản thân.

4) Dùng ứng dụng gọi điện miễn phí

Thay vì tiêu tốn hàng trăm ngàn tiền điện thoại mỗi tháng, bạn có thể sử dụng các ứng dụng như Facebook Messenger, Skype, Zalo,… để trò chuyện cùng mọi người.

Các ứng dụng này cho phép người dùng nhắn tin, gọi điện (âm thanh/video) hoàn toàn miễn phí mọi lúc, mọi nơi. Chỉ cần đảm bảo có kết nối internet.

Nhờ vậy, chi phí điện thoại hàng tháng của bạn sẽ được giảm đáng kể.

tiết kiệm tiền cho học sinh

» Xem thêm: 15 cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên 

5) Tận dụng thẻ học sinh

Học sinh là đối tượng thường xuyên được hưởng ưu đãi khi sử dụng các dịch vụ. Vì vậy, đừng quên mang theo thẻ học sinh kể cả khi bạn không đến trường.

Các nhãn hàng, rạp chiếu phim,… luôn có những chương trình khuyến mãi cho học sinh. Chẳng hạn như các nhà mạng viễn thông có các gói cước giá rẻ dành cho học sinh. Hoặc các rạp chiếu phim ưu đãi đồng giá 45.000đ – 60.000đ cho khán giả có thẻ học sinh.

Không chỉ vậy, nếu như có thẻ học sinh, bạn cũng được hưởng ưu đãi 50% khi mua vé xe buýt theo tháng.

Những cơ hội giảm giá như này sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí mỗi tháng.

tiết kiệm tiền cho học sinh

6) Hạn chế giải trí ở ngoài

Hầu hết người trẻ đều thích những bữa ăn ngoài tiệm, đi xem phim, chương trình ca nhạc ,… để giải trí. Tuy nhiên, những hoạt động này khá tốn kém. 

Tại sao bạn không nghĩ đến những cách giải trí tại nhà. Không những vui vẻ, mà còn tiết kiệm. Chẳng hạn như đọc sách, xem phim,… Hoặc cùng bạn bè tổ chức các trò chơi tập thể.

7) Tận dụng bản PDF

Nếu có thể, hãy sử dụng bản PDF thay vì sách giấy. Vừa thân thiện với môi trường, vừa tiết kiệm tiền cho học sinh.

Bản PDF của các cuốn sách, tài liệu thường được phát hàng miễn phí hoặc giá rẻ. Rất thuận tiện để bạn sử dụng và lưu trữ lâu dài.

tiết kiệm tiền cho học sinh

8) Thanh lý sách cũ

Những cuốn sách giáo khoa, sách tham khảo,… mà bạn không còn nhu cầu sử dụng. Thay vì giữ lại khiến nhà cửa thêm bề bộn, tại sao bạn không nghĩ đến việc thanh lý chúng cho các em khóa dưới?

Nhờ những cuốn sách cũ, giá rẻ không chỉ giúp bạn sẽ có thêm một khoản tiền nhỏ để tiết kiệm. Mà còn giúp người mua tiết kiệm chi phí mua sách.

tiết kiệm tiền cho học sinh

9) Làm thêm vào kỳ nghỉ hè

Kỳ nghỉ hè của học sinh thường kéo dài khoảng 2 – 3 tháng. Là kỳ nghỉ dài nhất trong năm. Song song với các kế hoạch vui chơi sau những ngày tháng học tập vất vả hoặc học thêm để nâng cao kiến thức, bạn có thể bắt đầu một công việc làm thêm để tạo thu nhập cho bản thân.

Gia sư có lẽ là công việc phù hợp nhất đối với lứa tuổi học sinh. Nếu có kiến thức nền vững chắc, bạn có thể nhận dạy kèm cho các em khóa dưới. Vừa có thể củng cố kiến thức cũ cho bản thân, vừa có thêm thu nhập trong dịp hè. 

Biết đâu nhờ dịp này, bạn lại phát hiện ra khả năng sư phạm của bản thân và có định hướng nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.

tiết kiệm tiền cho học sinh

Nếu là người khéo tay và thích kinh doanh, bạn có thể tự sáng tạo những món đồ thủ công như vòng tay, thiệp, đồ trang trí,… Sau đó đăng bán trên mạng xã hội hoặc các trang thương mại điện tử.

Ngoài ra, những công việc như đánh máy, dịch thuật, nhập dữ liệu,… cũng rất thích hợp với những bạn muốn làm tại nhà.

Lưu ý: Không lựa chọn các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới nhân cách mà pháp luật nghiêm cấm đối với người dưới 18 tuổi. Ví dụ như phá dỡ công trình xây dựng; sản xuất, kinh doanh rượu, bia,…; bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc,…

10) Tiết kiệm tiền bằng ống heo

Nên tạo thói quen tiết kiệm tiền càng sớm càng tốt. Nếu bạn chưa đủ tuổi để mở tài khoản tiết kiệm, có thể sử dụng ống heo để bỏ tiền tiết kiệm.

Hãy mua một ống heo xinh xắn và tự nhắc nhở bản thân sẽ dùng nó để tiết kiệm tiền cho các mục tiêu trong tương lai như mua điện thoại, đi du lịch,… 

tiết kiệm tiền cho học sinh

Tiền thưởng, tiền lì xì, tiền làm thêm,… Kể cả tiền lẻ. Hãy bỏ tất cả vào ống heo của bạn! Chắc chắn sau một thời gian, bạn sẽ bất ngờ với số tiền mà mình đã tiết kiệm được.

Để đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn nên đặt ra những mục tiêu tiết kiệm với con số và thời gian cụ thể. Chẳng hạn như tiết kiệm 2,000,000 đồng trong 4 tháng để mua đàn guitar.

Cách này giúp bạn xác định được số tiền mình cần tiết kiệm hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày là bao nhiêu. Từ đó có kế hoạch chi tiêu phù hợp.

Để đơn giản hóa bước này, bạn có thể sử dụng tính năng Ví tiết kiệm trong Money Lover – Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân số 1 thế giới.

Đây là công cụ hữu ích giúp bạn lên kế hoạch và theo dõi các khoản tiết kiệm của bản thân.

money lover

Tải Money Lover và trải nghiệm ngay tính năng tuyệt vời này nhé!

» Tải miễn phí Money Lover cho Android TẠI ĐÂY

» Tải miễn phí Money Lover cho iOS TẠI ĐÂY

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây