Tiết kiệm chi tiêu với 10 bước đơn giản sau đây

0
3831

Không biết cách quản lý tiền bạc dẫn đến “bội chi” là vấn đề mà nhiều người đang gặp phải hiện nay. Làm thế nào để tiết kiệm chi tiêu mà vẫn giải quyết được các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống? Tham khảo một số gợi ý sau của Money Lover để tìm ra giải pháp tiết kiệm chi tiêu cho riêng mình.

1. Rà soát lại các khoản nợ

Mọi cố gắng lên kế hoạch chi tiêutiết kiệm sẽ đổ bể nếu còn một vài khoản nợ trong thẻ tín dụng hay từ bạn bè, người thân. Do đó, để hiện thực hóa quyết tâm tiết kiệm trước tiên phải giải quyết hết mọi khoản nợ hiện tại.

Dành tiền trả các khoản nợ có lãi suất trước. Đặc biệt là những khoản có lãi suất cao để tránh việc số tiền lãi ngày càng tăng lên theo thời gian. Sau đó là các khoản nợ từ người thân, bạn bè.

Ghi chép rõ ràng số tiền và thời gian trả để lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm phù hợp, giải quyết các khoản nợ nhanh nhất có thể. Ưu tiên các khoản cần trả gấp. Những khoản chưa cần trả ngay, có thể lập kế hoạch dài hạn, mang ra đầu tư, kinh doanh sinh lời, tăng thu nhập.

Tiết kiệm chi tiêu với 10 bước đơn giản sau đây
Ảnh minh họa – Giải quyết các khoản nợ trước khi bắt đầu kế hoạch tiết kiệm

2. Mua sắm thông minh

Trước khi đi mua sắm, nên lập danh sách những đồ mình cần để tối đa hóa hiệu quả chi tiêu. Không nên mua sắm theo sở thích, dễ dẫn đến “bội chi”. Tham khảo, so sánh giá từ nhiều nguồn. Đây là cách khôn ngoan nhất để không bị rơi vào bẫy của các nhà bán lẻ. Khi họ liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi mà bạn không thực sự cần đến.

Có thể lựa chọn các sản phẩm với dung tích và khối lượng lớn nếu không gặp quá nhiều vấn đề về bảo quản. Nó thường có mức giá rẻ hơn sản phẩm cùng loại với dung tích nhỏ khi chia theo đơn vị. Áp dụng cách này vừa tiết kiệm tiền bạc lại vừa giảm bớt được thời gian đi lại.

Xem thêm: Làm thế nào để không bị thâm hụt tiền chi tiêu cho gia đình?

3. Trì hoãn những khoản mua sắm lớn

Nếu thường xuyên mua những món đồ đắt tiền mà không suy nghĩ, cần phải thay đổi ngay lập tức. Suy nghĩ kỹ xem món đồ mình muốn mua liệu nó có thực sự cần thiết. Dành thời gian để cân nhắc về ưu, nhược điểm khi mua một món đồ là chiến lược đơn giản để tránh đẩy mình vào tình trạng “rỗng túi”.

Đừng vội vàng mua ngay món đồ mình yêu thích trong khi ngân sách có hạn. Bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm tương tự nhưng có giá “mềm” hơn hoặc chờ khi có chương trình khuyến mãi để có mức giá phù hợp với túi tiền của mình.

Tiết kiệm chi tiêu với 10 bước đơn giản sau đây
Ảnh minh họa –  Cân nhắc kĩ trước khi mua món đồ đắt tiền để tiết kiệm chi tiêu

4. Ghi chép lại các khoản chi tiêu hàng ngày

“Không biết mình đã tiêu những gì?” là câu hỏi mà rất nhiều người luôn thắc mắc. Sai lầm đầu tiên khi lập kế hoạch tiết kiệm đó là không nắm rõ các khoản chi tiêu hàng ngày của mình.  

Sử dụng ứng dụng Money Lover sẽ giúp quản lý chi tiêu cá nhân dễ dàng và hiệu quả. Việc ghi chép trên ứng dụng điện thoại sẽ giảm bớt được thời gian tính toán thủ công, không lo bỏ sót bất cứ khoản thu chi nào.

Ngoài ra, tính năng Lập ngân sách trên Money Lover sẽ giúp bạn lên kế hoạch chi tiêu hợp lý. Các khoản thu chi được báo cáo hằng ngày để bạn dễ dàng theo dõi và quản lý.

Tiết kiệm chi tiêu với 10 bước đơn giản sau đây
Quản lý chi tiêu cá nhân trên Money Lover

 

5. Chỉ dùng tiền mặt

Quẹt thẻ khi đi mua sắm rất tiện lợi nhưng khó kiểm soát chi tiêu. Sử dụng tiền mặt sẽ khiến mọi người phải nghĩ kĩ trước khi quyết định mua sắm, đặc biệt là với những món đồ đắt tiền. 

Hãy lên kế hoạch trước khi mua sắm và mang theo số tiền vừa đủ. Đem nhiều tiền mặt trong túi sẽ làm tăng cảm giác muốn chi tiêu, dẫn đến tình trạng mua sắm quá đà.

6. Chia nhỏ khoản lương của bạn

Áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ, chia lương thành các khoản: tiêu dùng thiết yếu, tiết kiệm dài hạn, giáo dục, hưởng thụ, tài chính tự do, chia sẻ. Với cách chia này, tổng thu nhập sẽ được phân chia thành các quỹ hợp lý, tạo ra thói quen quản lý chi tiêu khoa học. Cụ thể:

  • Tiêu dùng thiết yếu (55%): các khoản chi tiêu cần thiết như mua sắm, ăn uống, thanh toán hóa đơn…
  • Tiết kiệm dài hạn (10%): dùng cho các kế hoạch dài hơi như xây nhà, mua xe…
  • Giáo dục (10%): hỗ trợ việc học tập, nâng cao kiến thức để phát triển bản thân.
  • Hưởng thụ (10%): đáp ứng nhu cầu của bản thân như du lịch, mua sắm hàng hiệu…
  • Tài chính tự do (10%): đầu tư, kinh doanh sinh lợi nhuận.
  • Chia sẻ (5%): từ thiện, giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn.
Tiết kiệm chi tiêu với 10 bước đơn giản sau đây
Áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ để quản lý chi tiêu cá nhân

Xem thêm: Hướng dẫn lên kế hoạch chi tiêu khoa học trong gia đình

7. Bỏ heo mỗi ngày

Dùng những đồng tiền lẻ để bỏ heo mỗi ngày là một cách tiết kiệm thú vị. Hãy đặt mục đích cho số tiền đó vào cuối năm để tự thưởng bản thân một món đồ yêu thích hay đơn giản là góp thêm vào quỹ tiết kiệm cá nhân. Đó đều là những ý tưởng không tệ.

Bên cạnh đó, thay vì phải mất thời gian ra ngân hàng để giao dịch, việc sử dụng sổ tiết kiệm điện tử hiện nay được nhiều người lựa chọn. Lập và quản lý quỹ tiết kiệm đơn giản, nhanh chóng ngay trên chính chiếc điện thoại của mình.

8. Tự nấu ăn

Thay vì ăn trưa ngoài tiệm, tự nấu cơm mang đi làm sẽ tiết kiệm hơn nhiều. Một số người thường ngại mang cơm vì không kịp nấu nướng trước khi đi làm. Thực ra thì việc này không hề mất quá nhiều thời gian.

Bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị sẵn đồ ăn cho cả tuần và dậy sớm 30 phút mỗi ngày để chuẩn bị cho bữa trưa tại công ty. Hãy nghĩ đến một chuyến du lịch đáng mơ ước vào cuối năm bằng số tiền tiết kiệm từ việc ăn uống để có thêm động lực mỗi ngày.

Xem thêm: Bật mí cách tiết kiệm tiền cơm trưa công sở rẻ như sinh viên với mẹo sau đây

9. Giảm bớt chi phí thiết yếu

Tiền điện, nước, xăng xe… là các chi phí thiết yếu trong sinh hoạt của mỗi gia đình. Vì vậy, biết cách tiết kiệm điện, nước.. sẽ giảm bớt chi phí sinh hoạt hàng tháng. Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện, hạn chế dùng bếp điện, không để thiết bị điện ở trạng thái chờ…là một trong những cách đơn giản để hạn chế mức tiêu thụ điện năng trong gia đình.

Xem thêm: 10 giải pháp tiết kiệm tiền điện đáng kể cho gia đình mỗi tháng

Thường xuyên kiểm tra ống nước, các thiết bị cung cấp nước để tránh tình trạng rò rỉ. Chọn và sử dụng các thiết bị vệ sinh có chức năng tiết kiệm nước…. Thực hiện tiết kiệm nước không chỉ là tiết kiệm tiền bạc mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên quốc gia.

10. Cân nhắc về việc gửi tiết kiệm có lãi suất

Tiết kiệm ngân hàng là hình thức đầu tư an toàn với lãi suất khoảng 7-8% mỗi năm. Hàng tháng, sau khi lĩnh lương, hãy trích ra một khoản cố định để gửi tiết kiệm. Một vài cuốn sổ tiết kiệm cho những dự định riêng của bản thân có thể khiến bạn hơi chật vật trong chi tiêu hôm nay nhưng sẽ là trái ngọt cho những dự định đang dang dở trong tương lai.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây