10 bí quyết mua sắm thông minh trước các đợt Big – Sale cuối năm

0
1351

Dịp cuối năm, các nhà bán lẻ đều tung ra nhiều chương trình Big-Sale để kích thích người tiêu dùng chi tiền. Nhưng làm thế nào để mua sắm thông minh, không sập bẫy giảm giá và tránh lạm chi?

Ngày hội FA 11.11, Black Friday, Cyber Monday, Chúc mừng năm mới 2019…. Là những chương trình đại tiệc mua sắm, xả hàng của nhà bán lẻ, săn deal giá hời của người tiêu dùng. Tuy nhiên, đừng vì thế mà mắc sai lầm, sập bẫy giá rẻ. Cùng điểm danh những cách mua sắm thông minh cùng Money Lover dưới đây.

1. Tham khảo từ người thân địa chỉ

Có thể là những câu chuyện rất thường ngày, rằng tôi muốn mua đồ abc mà không biết chỗ nào, bạn sẽ nhận được những chia sẻ gắn với trải nghiệm mua sắm của bạn bè. Đây là cách thông minh để mua sắm hiệu quả, chất lượng. Người mua thường tin tưởng gợi ý từ bạn bè, người thân, thậm chí các đánh giá từ những người không quen biết hơn các chiến dịch quảng cáo.

2. Tham khảo thương hiệu, chất lượng sản phẩm trước khi mua sắm

Một món đồ bạn quyết định mua nên được tìm hiểu trước khi trực tiếp sở hữu. Điều này càng quan trọng với những sản phẩm có giá trị. Bạn có thể tìm hiểu thông qua trang web thương hiệu, phản hồi của những người mua hàng, tư vấn từ bạn bè đã dùng sản phẩm thương hiệu đó. Bớt thời gian để cân nhắc chắc chắn những thứ bạn mua xứng đáng với số tiền bỏ ra.

3. Không nên đi mua sắm với mục đích xả stress

Nhiều người đi mua sắm tại các cửa hàng hoặc dành hàng giờ xem đồ trên mạng khi có tâm trạng không tốt. Đúng là điều này giúp giải tỏa tâm trạng, giết thời gian. Nhưng thực tế, với những người mua sắm thông minh đây không phải là cách tốt. Tất nhiên với tâm trạng mất cân bằng đó, bạn sẽ dễ rơi vào những bẫy mua sắm, mua đồ mất kiểm soát. Khi nhận hóa đơn hoặc sản phẩm được giao đến nơi mới cảm giác xót tiền. Mua sắm theo cảm tính chỉ có bạn thiệt thòi mà thôi.

4. Nên đi mua sắm với ai?

Tốt nhất khi chuẩn bị đi mua sắm một món hàng gì, hãy đi một mình hoặc đi cùng một người bạn thân hiểu những sở thích của bạn. Việc đi đông người sẽ khiến bạn khó chọn lựa sản phẩm mình ưng ý hoặc gặp nhiều những băn khoăn do dự hơn. Đặc biệt nếu đi cùng với những người bạn xã giao, bạn sẽ bị chi phối nhiều bởi những lời khen hoặc gu thẩm mỹ của người đó. Cố gắng thật kiên định khi chọn sản phẩm để mua sắm.

5. Hãy ngắm và xếp lại tủ đồ của mình khi đi mua sắm

Bạn cần phải biết bạn đang có những gì? Cần thêm đồ gì? Và nên mua món nào? Cũng có thể nhờ vậy mà bạn lại phát hiện ra món đồ mà bạn quên mất từ trước thì sao. Đây cũng là cách giúp tiết chế lại sự lãng phí khi mua sắm hiệu quả. Nếu có thể, hãy tìm hiểu và sửa chữa những món đồ cũ, từ cũ sang mới có thể khiến chính bản thân mình bất ngờ vì độ độc đáo và thu hút.

6. Hãy tiết kiệm thời gian mua sắm

Bằng cách lên kế hoạch cho những món đồ cần mua trước khi đi đến cửa hàng là cách giúp bạn tiết kiệm thời gian hạn chế việc đi lại tốn xăng xe hay đối diện với khói bụi. Lời khuyên đó là mua một lần đầy đủ hơn là nhiều lần thiếu thốn. Việc hạn chế đến cửa hàng cũng là cách giúp bạn tránh được sự quyến rũ của hàng hóa. Nhiều người có đam mê mua sắm, không thể tự chủ được trước những hấp dẫn của những món đồ thời trang, mỹ phẩm hay những quảng cáo ấn tượng. Vì thế, để hạn chế bất cập của việc mua sắm này là tránh xa những cám dỗ có thể móc đi phần lương cho những khoản sinh hoạt khác của mình.

7. Nên thận trọng với mua hàng online

Không thể phủ nhận tiện ích của dịch vụ bán hàng online. Nhưng trước khi đặt một món hàng hóa vào giỏ hàng, hãy kiểm tra thông tin thật kỹ càng để tránh mất những chi phí cho những sản phẩm không thể sử dụng được. Nguồn gốc xuất xứ, kinh nghiệm từ người mua trước để lại, thương hiệu nhãn hàng, chế độ bảo hành, chế độ xem hàng trước, cách thức đổi trả, so sánh giá… là những vấn đề cần xem xét.

8. Hạn chế sử dụng thẻ khi mua sắm

Việc mua sắm bằng thẻ sẽ khiến bạn không có ý thức rằng tiền của mình đang hao hụt. Khi chi tiêu bằng tiền mặt bạn sẽ cảm thấy “xót xa” hơn.  Ít nhất cũng là cảm giác tội lỗi với công sức của bản thân phải làm việc vất vả thế nào mới có tiền mua sản phẩm này.

9. Lên kế hoạch cho mua sắm hợp lý

Mua sắm thông minh có quan hệ mật thiết với khả năng tài chính và mức độ đồng nhất với thu nhập cá nhân của bạn. Quan trọng hơn hết, hãy kiểm soát số tiền đầu vào hợp lý, phân bố cho các ngân sách cụ thể: Nhà ở, ăn uống, đi lại, Y tế, quan hệ xã hội, giải trí, mua sắm …. Bạn cũng nên định mức cụ thể chi tiêu khi chuẩn bị đầu tư vào khoản nào. Nếu không có kế hoạch, bạn sẽ lạm chi sâu. Hậu quả là chính bản sẽ chìm ngập trong nợ nần!

10. Hãy học cách làm ngơ mua sắm khi hàng giảm giá

Hãy cứng rắn và mạnh mẽ từ chối những lời mời gọi của hàng hóa giảm giá. Mặc dù có thể bạn sẽ mua sắm được những mặt hàng rẻ hơn bình thường. Nhưng chính vì tâm lý này khiến bạn mua nhiều hơn những món đồ không thật sự cần thiết, vượt quá ngân sách, mất cân bằng các khoản chi phí chi trả cho những nhu cầu khác.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây